Nhật Bản Today – Khi chào hỏi cũng như khi bày tỏ sự biết ơn và xin lỗi của mình, người Nhật thường hay cúi người xuống. Hành động này tiếng Nhật gọi là ojigi. Ojigi có nghĩa là đổ người từ phần eo về phía trước. Cách hành lễ ngồi xuống và cúi người được xem là cách hành lễ cơ bản nhưng ngày nay người ta cứ đứng và cúi người nhiều hơn.
Ojigi ở mỗi góc độ khác nhau có ý nghĩa khác nhau, vì thế người ta chia ojigi ra làm nhiều loại tuỳ vào thời điểm và trường hợp. Ví dụ khi muốn cảm tạ sâu sắc hay chân thành xin lỗi từ tận đáy lòng,người ta cúi đầu thật thấp, hành lễ ojigi một cách lịch sự nhất. Cách hành lễ ojigi đẹp nhất là đổ người về phía trước nhưng lưng và đầu gối không được cong lại, sau đó từ từ, lịch sự thẳng người lên.
Trong cuộc sống hằng ngày có 3 kiểu ojigi sau:
1.Chào hỏi xã giao hàng ngày, cúi người khoảng 15 độ. 2.Chào hỏi có phần trang trọng, cúi người khoảng 30 độ. 3.Khi cảm ơn hay cảm tạ ai đó, cúi người khoảng 45 độ.
Trong giao tiếp truyền thống của người Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tuỳ thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Từ những quy tắc, quy định trong cách chào hỏi, xưng hô đến những cách ứng xử cụ thể trong gia đình thể hiện những nghi thức chào hỏi.
Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp. Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên…
Người Nhật sử dụng 3 kiểu cúi chào: kiểu saikeirei, cúi chào bình thường, khẽ cúi chào.
Kiểu Saikeirei: Cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.
Kiểu cúi chào bình thường: Thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20 cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15 cm.
Kiểu khẽ cúi chào: Thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông. Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những lần sau chỉ khẽ cúi chào.
Thậm chí bạn cũng sẽ bắt gặp một hình ảnh một hình nhân “Ojigi” đặt ở nơi người hoặc xe cộ khó lưu thông vì đường đang thi công. “Ojigi” này có nghĩa là “Thành thật xin lỗi vì đã cản trở lưu thông”. Ngay cả người Nhật cũng thấy những nghi thức cúi chào này hết sức rườm rà nhưng nó vẫn tồn tại trong quá trình giao tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đến tận ngày nay.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Futurelink Star mừng hiến chương nhà giáo 20/11: Tri Ân Thầy Cô, Thắp Sáng Ước Mơ
TUYỂN GẤP: ĐƠN HÀNG 10 NAM CÔNG NHÂN ĐÓNG GÓI THỰC PHẨM (RAU, CỦ, QUẢ)
NGÀY HIẾN CHƯƠNG NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 TẠI FUTURELINK STAR: TRI ÂN NHỮNG NGƯỜI LÁI ĐÒ THẦM LẶNG
HÀNH TRANG ƯỚC MƠ: CÙNG FUTURELINK STAR CHINH PHỤC GIẤC MƠ
TUYỂN GẤP: ĐƠN HÀNG ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM TẠI HY LẠP
TUYỂN GẤP: ĐƠN HÀNG THỢ MỘC VIỆT NAM TẠI HY LẠP – THU NHẬP TỐT
TUYỂN GẤP: CÔNG NHÂN NHÀ MÁY PHÔ MAI TẠI HY LẠP
TUYỂN GẤP: THỢ MỘC NỘI THẤT LÀM VIỆC TẠI HY LẠP – THU NHẬP HẤP DẪN