VLADIVOSTOK – BẠN ĐÃ LÀM TRÁI TIM TÔI THỔN THỨC

Tôi đến công tác tại Vladivostok vào một chiều cuối tháng 07.

Tôi đến công tác tại Vladivostok vào một chiều cuối tháng 07. Đây là lần thứ 02 tôi tới thành phố này. Đón tôi bằng những tia nắng yếu ớt cuối ngày. Ra khỏi sân bay tôi theo xe về thành phố Vladivostok đi dọc theo bờ biển Nhật Bản gần biên giới Trung Quốc – Nga – Bắc Triều Tiên. Thành phố tọa lạc ở cực Nam của bán đảo Muravyov – Amursky với tổng diện tích 600 km². Dù chiều muộn nhưng tôi vẫn được đến viếng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt tại vị trí trang trọng trong vườn hoa trên phố Borishenko có chiều cao 2,3m. Tác giả của bức tượng Bác là nhà điêu khắc địa phương Peter Chegodaev.

Trong tiếng Nga, Vladivostok có nghĩa là “Người cai trị phương Đông”. Người ta nói rằng cái tên cuả thành phố thể hiện rõ nhất khát khao mở rộng hơn đế chế Âu – Á của Nga Hoàng đồng thời muốn nơi đây trở thành đặc khu kinh tế.

Trước đó, vào năm 2012, với mong muốn giới thiệu hình ảnh mạnh mẽ về một cường quốc trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, Moscow từng bỏ ra 20 tỷ USD để đầu tư cải tạo Vladivostok cho hội nghị thượng đỉnh APEC. Hai cây cầu dây văng khổng lồ đã được xây dựng để nối liền các hòn đảo lớn của thành phố lại. Một trong số đó đã trở thành cây cầu dây văng vượt biển lớn nhất thế giới trước khi nhường vị trí cho một cây cầu khác tại Trung Quốc.

Tới tháng 12-2015, tổng thống Nga Putin lại một lần nữa chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của mình với Vladivostok khi tuyên bố trước Quốc hội rằng việc phát triển vùng Viễn Đông là “trọng tâm quốc gia”. Cần lưu ý rằng khu vực này mặc dù có diện tích tương đương Ấn Độ nhưng chỉ có chưa đầy 6,5 triệu dân. Ông Salvatore Babones, chuyên gia về chính sách xã hội và xã hội học tại Đại học Sydney, Australia, nhận định: “Những chính sách mới mà Moscow đưa ra cho các nhà đầu tư không phải là chưa từng có tiền lệ trên thế giới nhưng lại là một thay đổi lớn tại nước Nga, đó là minh chứng rõ nhất cho mong muốn mở của đất nước của người Nga với thế giới và sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hội nhập thành phố này của Nga với khu vực Đông Bắc Á”. Chuyên gia này khẳng định, chỉ trong một thời gian ngắn nữa, Vladivostok có khả năng trở thành trung tâm kinh tế lớn của Châu Á, sánh ngang với Singapore hay Thượng Hải của Trung Quốc.

Đặc biệt tháng 6/2019 tại Moscow đã diễn ra phiên đàm phán vòng 02 của Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên Bang Nga về thu hút và tuyển dụng có tổ chức người lao động Việt Nam sang làm việc có thời hạn trên lãnh thổ Liên Bang Nga. Việt Nam cũng là nước thứ 02 mà phía Nga đề xuất đàm phán Hiệp định tuyển dụng lao động có tổ chức, trước đó Nga đã đàm phán xong với UZBEKISTAN. Hiện nay, phía Nga đang có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài rất lớn. Trên cơ sở quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Nga đang phát triển ngày càng tích cực, phía Nga mong muốn gia tăng số lượng lao động Việt Nam sang làm việc tại Nga, trung bình mỗi năm dự kiến sẽ tiếp nhận khoảng 15.000 – 20.000 người.

Nắm bắt ý tưởng và cơ hội trên, FUTURELINK đã ký hợp đồng hợp tác đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Vladivostok. Không biết do trời chiều lòng người hay do FUTURELINK là đơn vị tiên phong mà những lao động của FUTURELINK đưa đi đều được chủ sử dụng đánh giá tốt, lao động luôn có thu nhập ổn định từ 700 – 900 USD/1 tháng. Đặc biệt, một số lao động có tay nghề ốp lát đã có mức lương từ 1200 – 1400USD/1 tháng.

Tôi đã đi nhiều nước trên thế giới, mỗi nơi cho tôi một dấu ấn, tôi cũng hợp tác với nhiều đối tác: Âu, Á, Trung Đông đủ cả, nhưng Đông Âu lại cho tôi một cảm xúc thật lạ, hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Nhớ lại lần đầu đến Nhật Bản thăm nghiệp đoàn ở tỉnh Aomori, vừa tới cửa nghiệp đoàn nhân viên nữ của nghiệp đoàn đã quỳ hết xuống đất chào tôi “Kiểu chào truyền thống của Nhật” khi đó tôi lúng túng không biết cách đáp lễ tim tôi đập thình thình, mặt đỏ và thấy bản thân thật thiếu sót khi làm với Nhật mà chưa hiểu hết văn hóa Nhật. Vladivostok không cầu kỳ như vậy nhưng cả 03 đối tác đón, đưa tôi đến công trình thăm lao động họ đều đi 02 xe ô tô mỗi xe 07 chỗ. Xe dẫn đường với 04 anh chàng cao, to, đẹp trai và chỉ xe dẫn đường mới dùng google map “Có lẽ họ sợ âm thanh của google map làm ảnh hưởng cắt ngang những câu chuyện của tôi và đối tác trên một quãng đường dài”.  Xe chở tôi chỉ việc đi theo tín hiệu đèn xi nhan của xe trước. Lên xe, xuống xe tôi đều được đích thân bác Chủ tịch Công ty mở cửa, vị trí ngồi trên xe ư? Tôi luôn được sắp xếp ngồi sau tài xế lái xe. Ngày nào tôi cũng theo đối tác đi thăm lao động, tôi luôn di chuyển cả đi và về tầm 400 – 500 km. Công trường thì rộng vài héc ta. Vậy mà tôi không thấy mệt, điều này cũng dễ hiểu thôi bởi lao động của công ty tôi đưa đi ai cũng mạnh khỏe, thu nhập ổn định, các bạn còn trả lời khi được tôi phỏng vấn: Công việc xây dựng nhưng không vất vả như xây dựng ở Việt Nam vì có nhiều máy công nghiệp hỗ trợ. Cũng không hẳn là cái gì cũng thuận lợi, mặc dù được phân bố và bố trí cứ đoàn 50 người sẽ có thêm 01 đầu bếp nấu ăn 03 bữa phục vụ nhưng ở đây rau xanh khá thiếu. Mỗi tháng chủ cho 6,000 Rúp tiền ăn, số tiền này để có thực phẩm là cá, thịt thì khá thoải mái nhưng sẽ không thể bữa nào cũng có rau xanh. Người dân bản địa nơi đây thường ăn salad, cà chua và dưa chuột là món rau chủ đạo, ngoài ra sẽ chỉ có thêm bắp cải, củ cải …Đang loay hoay chưa biết phải giải quyết bài toán thiếu rau xanh như nào thì hình như bác chủ tịch Công ty đoán được điều gì đó trên nét mặt, trong đôi mắt đang tìm kiếm sự đồng cảm từ phía tôi, bác chủ động nói: bác sẽ tìm kiếm trang trại và đàm phán với họ trồng thêm rau muống, rau cải để cung cấp, cải thiện thêm vào bữa ăn cho người lao động. “Thế đó cứ bảo Nga ngố mà họ chẳng ngố tý nào”

Sự chuyên nghiệp của họ làm tôi thấy mình nhỏ bé lại càng nhỏ bé hơn. Tôi thầm cám ơn và tự tin để nhận thấy tôi đang dẫn dắt con tàu FUTURELINK đi đúng đường.

Giờ đây ngồi nhớ lại, mà trong tôi vẫn còn nguyên vẹn một tình yêu sâu đậm, nồng nàn với con người và xứ sở Bạch Dương.

Tôi nhớ nước Nga da diết. Vâng, nếu không có đại dịch Covid – 19 thì có lẽ giờ này tôi đang ở Nga, tôi sẽ lại được gặp anh chị em trong Tổng Lãnh Sự, được gặp đối tác, được gặp những lao động mà công ty FUTURELINK đưa đi, được cùng các đồng nghiệp câu cá trên sông băng…Cầu mong đại dịch sớm qua đi, cầu mong bình yên đến với mọi người. Tôi yêu nước Nga.

Để lại một bình luận