Nhật Bản là đất nước duy nhất không ăn tết cổ truyền như các nước Đông Á còn lại.
Là một quốc gia ở vùng Đông Á, văn hóa đón tết của Nhật Bản phần nào cũng chịu sự ảnh hưởng từ các nước láng giềng như Hàn Quốc hay Trung Quốc. Tuy nhiên, Nhật Bản lại là đất nước duy nhất không ăn tết cổ truyền như các nước Châu Á còn lại. Chúng ta hãy cũng nhau tìm hiểu lý do cho sự khác biệt này.
Nguồn gốc Tết cổ truyền Nhật Bản
Khác với đa số các nước Châu Á, người dân Nhật Bản lại theo Thần Đạo và họ đón một cái Tết có tên gọi Oshogatsu (Têt truyền thống). Trong tín ngưỡng của người dân, cứ mỗi dịp đầu năm mới, sẽ có một vị thần tên là Toshigami-sama sẽ ghé thăm từng nhà vào đầu năm mới để mang lại may mắn, tài lộc và sinh khí cho một năm mới thành công. Năm mới của người Nhật được tổ chức cho vị thần này.
Từ xa xưa, người Nhật đã sử dụng âm lịch của người Trung Quốc để làm mốc đón tết cổ truyền. Cho đến khoảng thời gian từ 1844 đến 1872, người Nhật tổ chức đón Tết theo lịch Thiên Bảo. Tiếp theo đó, chính phủ Nhật Bản sửa ngày 03 tháng 12 năm 1872 (năm Minh Trị thứ 5) thành ngày 1 tháng 1 năm 1873 (năm Minh Trị thứ 6) và kể từ đó, người dân phải thay đổi các lễ hội đón năm mới theo lịch mới, tức là vào ngày 1 tháng 1 theo lịch dương của người Châu Âu.
Nguyên nhân
Từ nhiều nguồn khác nhau, trước hết có 2 lý do chính cho sự thay đổi này. Đầu tiên, trước cột mốc năm 1946, chỉnh phủ Nhật Bản luôn độc quyền việc lựa chọn đâu là lịch quốc gia. Mỗi lần lịch mới được chỉnh phủ quyết định, toàn dân Nhật Bản buộc phải nghe theo, kể cả khi Toshigami-sama là một vị thần linh thiêng trong tín ngưỡng của người Nhật Bản, song người ta cho rằng, thần cũng không thể nào chống lại lịch của chính phủ.
Lý do thứ hai năm ở việc cải thiện sản xuất. Trước hết, việc đổi thời điểm của Tết cổ truyền về Tết dương lịch đã giúp Nhật Bản không phải trả khoản lương tháng thứ 13 cho công chức, vì tính theo lịch cũ thì năm Minh Trị thứ 6 có tháng 6 là tháng nhuận. Đồng thời, đón tết theo lịch mới giảm được số lượng ngày nghỉ, do vậy gia tăng sản xuất nhằm để phát triển và làm hưng thịnh đất nước.
Một lý do khác cũng phải kể đến, chính là tầm nhìn của người Nhật về phát triển đất nước. Vào thế kỷ 19, Nhật Bản phải đổi mặt với nhiều vấn đề lớn như ký kết các hiệp ước không có lợi cho mình với Mỹ (Hiệp ước Hữu nghị và Thương Mại Nhật Bản – Hoa Kỳ 1858) và việc mở rộng sự đô hộ của họ lên các nước nhỏ và yếu hơn ở nhiều khu vực trên thế giới. Khi chứng kiến một chiếc tàu màu Đen của hải quân Mỹ ghé thăm cảng Uraga vào tháng 7/1853, người Nhật Bản sớm nhận ra các nước phương Tây đã đạt đến một mức độ phát triển vượt bậc so với bình diện mặt bằng châu Á nói chung. Do vậy, người Nhật Bản phải thay đổi nếu muốn đuổi kịp phương tây và đứng trong hàng ngũ những nước đang phát triển. Chính sự thay đổi này để giúp Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ và trở thành một cường quốc như các nước phương Tây.
Nhờ đón tết kiểu mới mà các công ty kinh doanh sẽ gặp nhiều thuận lợi khi việc quyết toán tài chính cả năm sẽ đơn gian hơn vì ngày đầu năm mới luôn được cố định so với sự thay đổi ngày đầu năm theo từng năm với tết âm lịch khiến các công ty bị động trong kinh doanh.
Dẫu hầu như người Nhật nào bây giờ không còn đón Tết cổ truyền, nhưng ở một số khu vực như Kago, Okinawa, Amami, người dân vẫn còn duy trì phong tục đón Tết theo lịch âm.
Cách người Nhật đón tết.
Dù theo lịch phương Tây, song Tết ở Nhật Bản vẫn mang đậm nét văn hóa truyền thống. Những ngày giáp tết, người dân tấp nập sắm sửa đồ dùng dịp tết và vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để đón thần Toshigami-sama. Người Nhật thương trang hoàn nhà cửa vào ngày 28 hoặc 30 vì ngày 29 trong tiếng Nhật phát âm gần giống với “hai lần đau”. Mọi nhà đều trang trí cây tùng trước cửa, vì theo tín ngưỡng, vị thần Toshigami-sama sẽ hạ giới giới và trú ẩn trong các thân cây này. Ở trên các khung cửa, người dân Nhật Bản trang trí các vật phẩm với các ý nghĩa tượng trưng khác nhau như đồ đang bằng lá màu trắng (sự trinh bạch), quả quýt (sự thịnh vượng), thừng bện bằng cỏ (cầu tài lộc), dải giấy trăng (xua đuổi tà ma).
Về món ăn tết, người Nhật thường nấu bánh tết vào 28 hoặc 30 Tết. Đi cùng với bánh tên là các món ăn như rau khoai sọ (nhằm đẩy trừ tà khí), cà rốt (sự hoàn thuận trong gia đình) và rau xanh. Hầu hết các món ăn Tết được làm từ rễ cây ngưu bang, trứng cá, khoai lang táo, hạt dẻ,,, mang ý nghĩa cầu mong mọi sự đều tốt lành trong năm mới.
Đêm 30 Tết, cả gia đình người Nhật sẽ cùng ăn bữa tất niên thân mật. Đến thời khắc giao thừa, các ngôi chùa thiêng sẽ điểm 108 hồi chuông vì họ tin rằng điều này giúp họ xua đuổi 108 con quỷ sứ. Chủ gia đình sẽ đọc lời chúc mừng năm mới và sau đó mọi người sẽ cùng ăn bánh Tết và uống rượu. Thân Toshigami-sama được mọi người tin rằng sẽ truyền sinh khí vào chiếc bánh Tết trong bữa ăn, do vậy sau khi cúng, chiếc bánh được chia cho các thành viên trong gia đình cùng ăn.
Với người Nhật, xuất hành đầu năm là việc hết sức quan trọng, nhưng thương ưu tiên đi lễ chùa cầu may. Họ sẽ chọn một ngôi chùa theo hướng tốt của năm đó. Khi vào chùa, người Nhật phải rửa tay và súc miệng rồi mới được hành lễ. Trong ba ngày tết, họ sẽ đi chúc Tết cấp trên bạn bè và họ hàng thân thích của mình. Theo truyền thông thì trước cổng mỗi gia đình sẽ có một cuốn sổ và cây bút để người đến chúc Tết có thể ghi lại thông tin, mang ý nghĩa như là đã đến thăm nhà. Ngoài ra, tục lì xì cho trẻ em vẫn được giữ nguyên như các nước châu Á khác. Đồng thời, người Nhật cũng rất chịu khó viết thiệp chúc mừng năm mới cho người thân của mình và gửi nó trước năm mới 3 – 4 ngày, nhằm để chuyển phát đưa đến vào đúng mùng Một Tết.
Người Nhật muốn khôi phục Tết cổ truyền.
Theo một phỏng vấn gần đây, một số người dân Nhật Bản mong muốn khôi phục tết cổ truyền vì theo dương lịch thì 1/1 là mùa xuân, nhưng Nhật Bản thời điểm này thì vẫn còn rất lạnh. Nếu tổ chức theo âm lịch, mùa xuân sẽ đến đúng hẹn hơn. Vào tháng hai thì hoa mận sẽ nở và cả đất nước sẽ tràn ngập sắc xuân với hoa anh đào nở vào tháng Ba. Đồng thời, việc khôi phục Tết cổ truyền sẽ làm tăng sức mạnh của cộng đồng, và đoàn kết người dân với nhau.
Theo gamek.vn
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Futurelink Star mừng hiến chương nhà giáo 20/11: Tri Ân Thầy Cô, Thắp Sáng Ước Mơ
TUYỂN GẤP: ĐƠN HÀNG 10 NAM CÔNG NHÂN ĐÓNG GÓI THỰC PHẨM (RAU, CỦ, QUẢ)
NGÀY HIẾN CHƯƠNG NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 TẠI FUTURELINK STAR: TRI ÂN NHỮNG NGƯỜI LÁI ĐÒ THẦM LẶNG
HÀNH TRANG ƯỚC MƠ: CÙNG FUTURELINK STAR CHINH PHỤC GIẤC MƠ
TUYỂN GẤP: ĐƠN HÀNG ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM TẠI HY LẠP
TUYỂN GẤP: ĐƠN HÀNG THỢ MỘC VIỆT NAM TẠI HY LẠP – THU NHẬP TỐT
TUYỂN GẤP: CÔNG NHÂN NHÀ MÁY PHÔ MAI TẠI HY LẠP
TUYỂN GẤP: THỢ MỘC NỘI THẤT LÀM VIỆC TẠI HY LẠP – THU NHẬP HẤP DẪN