Tại sao kiểu cúi chào của Nhật lại được tôn vinh là nét đẹp trong văn hóa?

Tại sao cúi đầu lại là một nét văn hóa đăc sắc của Nhật Bản?

Văn hóa chào hỏi của người Nhật Bản – Điều gì làm nên sự độc đáo?

 

Văn hóa chào của người Nhật Bản
Văn hóa chào của người Nhật có gì đăc biệt?

Khi đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) Nhật Bản, văn hóa chào hỏi là một trong những điều bắt buộc mà thực tập sinh cần phải nắm vững. Ở Nhật, hành động cúi chào không chỉ đơn thuần là lời chào mà còn thể hiện sự tôn trọng và thành kính. Bạn đã từng tự hỏi tại sao người Nhật lại có thói quen này chưa? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

1. Cách cúi chào trong văn hóa Nhật Bản

Người Nhật cúi chào để thể hiện sự kính trọng với người lớn tuổi hoặc người có địa vị cao hơn. Với bạn bè, họ thường cúi đầu chào trong các tình huống trang trọng, trong khi giao tiếp thân mật thường chỉ cần một cái vẫy tay. Đặc biệt, các câu chào như “Ohayo Gozaimasu” (Xin chào) hay “Arigatou” (Cảm ơn) thường đi kèm sau động tác cúi đầu.

Các thế chào của người Nhật bản trong từng tình huống
Các thế chào của người Nhật Bản trong từng tình huống

Các kiểu cúi chào của người Nhật

  • Eshaku (会釈): Kiểu cúi nhẹ, khoảng 15 độ, phù hợp khi chào người cùng tuổi hoặc cùng địa vị.
  • Keirei (敬礼): Kiểu cúi bình thường, cúi khoảng 30-35 độ, thể hiện sự tôn trọng với cấp trên hoặc khách hàng.
  • Saikeirei (最敬礼): Kiểu cúi sâu nhất, từ 45-60 độ, thể hiện sự thành kính tối đa, thường dùng trong các nghi lễ trang trọng.

2. Tư thế và quy tắc chào hỏi của người Nhật

Các thế chào của người Nhật
Các thế chào của người Nhật trong các tình huống khác nhau

Tư thế chào của người Nhật đòi hỏi sự chỉn chu, với phần lưng thẳng và đầu gối khép kín. Khi ai đó cúi chào mình, phép lịch sự yêu cầu chúng ta cũng đáp lại bằng cúi đầu, trừ khi chúng ta là bậc trưởng bối. Để tạo ấn tượng tốt, cần học cách cúi chào đúng mực trong từng tình huống, từ chào hỏi đối tác đến chào hỏi người lớn tuổi.

Những quy tắc quan trọng trong chào hỏi

  • Giao tiếp bằng mắt: Tránh nhìn thẳng vào mắt người đối diện khi cúi chào vì điều này có thể bị xem là thiếu tôn trọng.
  • Nói ít, nghe nhiều: Người Nhật thường ít nói hơn, họ chú trọng lắng nghe để thể hiện sự quan tâm.
  • Vẫy tay đúng cách: Khi vẫy tay gọi ai đó, nên giữ các ngón tay khép lại. Nếu không, hành động có thể bị hiểu nhầm là vô lễ.
  • Tặng quà: Người Nhật thường tặng món quà nhỏ cho hàng xóm khi chuyển đến khu vực mới để tạo mối quan hệ thân thiện.

3. Trang phục trong giao tiếp của người Nhật

Trang phục của người Nhật
Trang phục trong giao tiếp của người Nhật

Trang phục cũng là yếu tố quan trọng trong giao tiếp tại Nhật Bản. Người Nhật luôn chú trọng sự kín đáo, gọn gàng và sạch sẽ trong trang phục. Đặc biệt, tùy vào bối cảnh, họ sẽ chọn trang phục sao cho phù hợp.

  • Nơi làm việc: Áo sơ mi, quần âu hay những bộ quần áo kín đáo là lựa chọn phổ biến.
  • Bữa tiệc xã giao: Nam giới thường mặc vest đen và cravat tinh tế, trong khi nữ giới lựa chọn váy hoặc quần âu kết hợp với áo sơ mi và giày cao gót.

Văn hóa chào hỏi – nét đẹp độc đáo của người Nhật

Ngày nay, dù xã hội Nhật Bản phát triển, người Nhật vẫn luôn giữ gìn văn hóa cúi chào như một biểu tượng truyền thống. Đến Nhật Bản làm việc, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về văn hóa chào hỏi và các chuẩn mực ứng xử đặc trưng của người Nhật. Hãy tận dụng cơ hội để học hỏi và hòa nhập tốt hơn! Liên hê ngay với Futurelink Star để có thêm thông tin về các đơn hàng Nhật.

cách chào của người nhật
cách chào hỏi của người nhật
văn hóa chào hỏi của người nhật
cách cúi chào của người nhật
văn hoá chào hỏi nhật bản
cách chào người nhật
chào kiểu nhật
cúi chào của người nhật
kiểu chào của người nhật
chào hỏi của người nhật